Vấn đề thường gặp về hồ sơ giao dịch liên kết, chuyển giá

Vấn đề về chi phí hoa hồng: hoa hồng mua hàng và hoa hồng bán hàng

1. Công ty mẹ giới thiệu khách hàng cho công ty ở Việt Nam bán hàng và sau đó công ty ở Việt Nam phải trả một khoản tiền hoa hồng cho công ty có liên quan (công ty mẹ, Công ty cùng tập đoàn), vấn đề đặt ra là chi phí này có được trừ khi tính thuế TNDN không ? nếu được tính thì bao nhiêu và chứng từ, hồ sơ gì cần khai báo, chuẩn bị để khi kiểm tra có đầy đủ hồ sơ.

2. Công ty mẹ giới thiệu nhà cung cấp, hỗ trợ tìm kiếm nguồn hàng cho Công ty ở Việt Nam, vấn đề đặt ra là chi phí này thi có được tính chi phí được trừ khi tính thuế TNDN không ?, hồ sơ gì cần khai báo, chuẩn bị để khi kiểm tra có đầy đủ hồ sơ.

Kiểm tra thanh tra chuyển giá

1. Hiện nay các doanh nghiệp quang ngại về hồ sơ chuyển giá có nên lập hay không vì phải trả một khoản tiền cho dịch vụ nhưng không biết có được cơ quan thuế chấp nhận hay không, và hơn nữa công ty mình có thuộc trường hợp phải kiểm tra hay không? Vậy làm như thế nào để giảm thiểu rủi ro và đạt được kết quả cao trong trường hợp này?

  • Lỗ trên 03 năm hoặc lỗ âm nguồn vốn chủ sở hữu nhưng vẫn hoạt động và tang doanh thu, tăng quy mô.
  • Hiệu quả kinh doanh không đáng kể nhưng luôn có sự tài trợ từ các khoản vay của các công ty liên kết giao dịch, công ty mẹ hoặc các chủ sở hữu phần góp vốn.
  • Công ty chỉ có một khách hàng hoặc vài khách hàng trong nhiều năm liên tục, thường bán sản phẩm chỉ bằng giá thành sản xuất không bao gồm chi phí quản lý, chi phí bán hàng.
  • Cùng một hàng hóa dịch vụ trong doanh nghiệp nhưng giá bán thị trường nội địa cao hơn giá xuất khẩu.
  • Công ty phải trả nhà cung cấp hàng hóa hoặc phải thu khách hàng có mối liên kết trong nhiều năm mà không thanh toán công nợ nhưng vẫn phát sinh giao dịch.
  • Xuất xứ hàng hóa có sự tham gia từ 03 nước khác nhau trở lên.

2. Hiện nay các công ty tập đoàn, công ty có giao dịch với các bên có liên quan, các giao dịch này được điều chỉnh giá mua, giá bán để làm sao việc tính toán thuế phải nộp là tối ưu nhất. Vậy các trường hợp nào thường dùng hiện nay trong giao dịch liên kết để giảm thiểu thuế phải nộp :

  • Chuyển giá thông qua việc đầu tư vốn bằng tài sản và mua tài sản cố định với giá cao.
  • Chuyển giá thông qua việc mua nguyên vật liệu với giá cao hơn giá bán buôn thông thường.
  • Chuyển giá thông qua việc cho vay hoặc đi vay.
  • Chuyển giá thông qua việc bảo hành sản phẩm, nhượng quyền sản phẩm hưởng trên doanh thu xuyên biên giới.
  • Chuyển giá thông qua mối liên kết đào tạo, nhà thầu.
  • Chuyển giá thông qua việc sản phẩm sản xuất trong nước nhưng xuất khẩu rồi lại nhập khẩu sau đó bán trong nước sản xuất dưới tên một công ty khác trong mối liên kết.

3. Hiện nay các doanh nghiệp rất mơ hồ về các tài liệu mà cần chuẩn bị cho cơ quan thuế, và không năm rõ tại sao lại chuẩn bị, có thể tham khảo như sau:

* Xác định các bên liên kết

a) Một doanh nghiệp nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp kia;
b) Cả hai doanh nghiệp đều có ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu do một bên thứ ba nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp;
c) Một doanh nghiệp là cổ đông lớn nhất về vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp kia, nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 10% tổng số cổ phần của doanh nghiệp kia;
d) Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào (bao gồm cả các khoản vay từ bên thứ ba được đảm bảo từ nguồn tài chính của bên liên kết và các giao dịch tài chính có bản chất tương tự) với điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay;
đ) Một doanh nghiệp chỉ định thành viên ban lãnh đạo điều hành hoặc nắm quyền kiểm soát của một doanh nghiệp khác với điều kiện số lượng các thành viên được doanh nghiệp thứ nhất chỉ định chiếm trên 50% tổng số thành viên ban lãnh đạo điều hành hoặc nắm quyền kiểm soát của doanh nghiệp thứ hai; hoặc một thành viên được doanh nghiệp thứ nhất chỉ định có quyền quyết định các chính sách tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thứ hai;
e) Hai doanh nghiệp cùng có trên 50% thành viên ban lãnh đạo hoặc cùng có một thành viên ban lãnh đạo có quyền quyết định các chính sách tài chính hoặc hoạt động kinh doanh được chỉ định bởi một bên thứ ba;
…….
(để có những thông tin trên cần có sơ đồ mô hình vốn, quan hệ, giao dịch của các công ty mà công ty và người lãnh đạo, ngươi than của người lãnh đạo công ty có mối quan hệ)

** Xác định các giao dich liên kết:

  • Mua nguyên vật liệu…
  • Mua tài sản cố định
  • Mua hàng hóa
  • Chi trả hoa hồng
  • Đi vay
  • Bán tài sản cố định
  • Bán nguyên vật liệu
  • Bán hàng hóa, thành phẩm
  • Nhận hoa hồng
  • Cho vay
    ….

** * Xác định các giao dich độc lập trong công ty:

  • Mua nguyên vật liệu…
  • Mua tài sản cố định
  • Mua hàng hóa
  • Chi trả hoa hồng
  • Đi vay
  • Bán tài sản cố định
  • Bán nguyên vật liệu
  • Bán hàng hóa, thành phẩm
  • Nhận hoa hồng
  • Cho vay
  • ….

**** Tìm hiều xác định phương pháp áp dụng

1. Phương pháp so sánh giá giao dịch liên kết với giá giao dịch độc lập (gọi tắt là phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập).
2. Phương pháp so sánh tỷ suất lợi nhuận: Phương pháp này được tách thành 3 phương pháp:

  • Phương pháp so sánh tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu (phương pháp giá bán lại).
  • Phương pháp so sánh tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn (phương pháp giá vốn cộng lãi).
  • Phương pháp so sánh tỷ suất lợi nhuận thuần.

3. Phương pháp phân bổ lợi nhuận giữa các bên liên kết”

***** Thu thập tài liệu, phân tích thông tin, giải thích cơ sở giá…

  • Lập bộ hồ sơ theo quy định pháp luật
  • Chi tiết kèm theo

***** Tính giá lại, chi phí, doanh thu, nguồn số liệu

  • Doanh thu giá trị tính lại
  • Chi phí giá trị tính lại
  • …………..
  • Thuế nộp bổ sung………

******* Lưu trữ hồ sơ:

Báo cáo giá thị trường chứa đầy đủ thông tin theo quy định (Mẫu 01, 02, 03).
Chú ý một số trường hợp các mẫu có những thông tin cần và một số được miễn.”

Nguồn dữ liệu so sánh

Hiện nay có nhiều ý kiến khác nhau về nguồn dữ liệu và sự minh bạch của dữ liệu không có, và ở VN chưa rõ ràng về vấn đề này nên việc kiểm tra từ cơ quan thuế và cũng sự phản biện của doanh nghiệp rất chung chung, cụ thể có các nguồn dữ liệu cơ quản như sau:

1. Nguồn dữ liệu tại nội bộ doanh nghiệp, của tập đoàn, các công ty thành viên

2. Nguồn dữ liệu từ bên ngoài độc lập, từ một công ty khác mà công ty thu thập được từ các nguồn như mua dữ liệu, lấy từ các trang wedsite, và bằng các hình thức khác…

3. Nguồn từ cơ quan nhà nước, cơ sở dữ liệu cơ quan thuế: Cơ sở dữ liệu của Cơ quan thuế sử dụng trong quản lý rủi ro và ấn định giá giao dịch liên kết đối với các trường hợp vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định này.

Các trường hợp rủi ro về chi phí không được trừ trong giao dịch các bên liên kết

1. Giao dịch liên kết không phù hợp với bản chất giao dịch độc lập, không góp phần tạo ra doanh thu, thu nhập cho người nộp thuế:

  • Hoạt động của bên liên kết không liên quan người nộp thuế
  • Chi phí trả cho bên liên kết không xứng với giá trị giao dịch
  • Bên liên kết không có quyền lợi, trách nhiệm liên quan đến sản phẩm trong giao dịch

Nước bên liên kết không thu thuế TNDN, bên liên kết không tạo ra giá trị gia tăng cho người nộp thuế.

2. Giao dịch liên kết về dịch vụ

  • Dịch vụ đó chỉ phục vụ lợi ích cho bên liên kết
  • Dịch vụ đó chỉ phục vụ lợi ích cho cổ đông bên liên kết
  • Dịch vụ trùng lắp cho nhiều bên liên kết, không xác định giá trị gia tăng cho người nộp thuế
  • Người nộp thuế là thành viên được tập đoàn chia lợi ích
  • Giá trị gia tăng thêm so giá trị dịch vụ mua từ bên thứ 3 nhưng sắp đặt lại thông qua trung gian bên liên kết.”

3. Chi phí lãi vay

Chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ > 20% (Lợi nhuận thuần trước lãi vay và khấu hao).

Xử phạt trong các trường hợp quy định có liên quan đến lập hồ sơ giao dich liên kết

Vấn đề đáng quan tâm nhất cuối cùng là bao nhiêu tiền nếu bị phạt và hình thức tính phạt để công ty quyết định có làm hồ sơ chuyển giá hay không?
Theo quy định:
a) Cơ quan thuế có quyền ấn định mức giá; tỷ suất lợi nhuận; tỷ lệ phân bổ lợi nhuận được sử dụng để kê khai tính thuế, ấn định thu nhập chịu thuế hoặc số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp đối với người nộp thuế có phát sinh giao dịch liên kết trong kỳ tính thuế căn cứ các thông tin, dữ liệu và phân tích đánh giá của Cơ quan thuế, trong các trường hợp người nộp thuế có các hành vi vi phạm pháp luật về xác định giá giao dịch liên kết sau:
Người nộp thuế không kê khai, kê khai không đầy đủ thông tin hoặc không nộp Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Người nộp thuế cung cấp không đầy đủ thông tin Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết quy định tại Mẫu số 02, Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này hoặc không xuất trình Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết và các dữ liệu, chứng từ và tài liệu được sử dụng làm căn cứ phân tích so sánh, xác định giá tại Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết theo yêu cầu của Cơ quan thuế trong thời hạn theo quy định tại Nghị định này;
c) Người nộp thuế sử dụng các thông tin về giao dịch độc lập không trung thực, không đúng thực tế để phân tích so sánh, kê khai xác định giá giao dịch liên kết hoặc dựa vào các tài liệu, dữ liệu và chứng từ không hợp pháp, không hợp lệ hoặc không nêu rõ nguồn gốc xuất xứ để xác định mức giá, tỷ suất lợi nhuận hoặc tỷ lệ phân bổ lợi nhuận áp dụng cho giao dịch liên kết;
d) Người nộp thuế có hành vi vi phạm các quy định về xác định giá giao dịch liên kết tại Điều 11 Nghị định này.
Tại một số nước khi xác định được việc chuyển giá dẫn đến môi trường cạnh tranh về giá không lành mạnh thì Nhà nước sẽ xử phạt hành vi chuyển giá bằng cách phạt tiền về hành vi giá cả và áp dụng một thuế suất đặc biệt cho doanh nghiệp trong một thời hạn nhất định kể từ khi phát hiện (Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, xuất nhập khẩu,lệ phí bắt buộc).
Trường hợp cơ quan thuế thực hiện điều chỉnh hoặc ấn định mức giá, tỷ suất lợi nhuận, tỷ lệ phân bổ lợi nhuận của người nộp thuế, giá trị điều chỉnh hoặc ấn định là giá trị trung vị của khoảng giá trị giao dịch độc lập chuẩn.

Giải pháp

Công ty cần hiểu các giao dịch công ty mình và những giao dịch có rủi ro về chuyển giá để chuẩn bị các hồ sơ sao cho tránh truy thu cũng như giải trình một cách phù hợp với cơ quan thuế. Liên hệ với chúng tôi để được trao đổi chi tiết hơn cho tình huống của Công ty.

Việc đấu tranh chứng minh nguồn dữ liệu đâu là phù hợp với doanh nghiệp của mình là vấn đề sống còn trong việc bảo vệ số liệu trong hồ sơ chuyển giá, chúng ta cũng biết hiện nay không có một cơ quan nào ở Việt Nam đứng ra để khẳng định bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp một cách độc lập về số liệu, bên cạnh đó cơ quan thuế đưa ra một tỷ lệ, một số liệu chung chung vì mục đích quản lý của cơ quan thuế, dĩ nhiên cơ quan thuế có cách lập luận của cơ quan thuế, doanh nghiệp thì mỗi công ty có một đặc thù riêng không thể giống y chang một doanh nghiệp khác, nên doanh nghiệp cũng có cách lập luận riêng của minh. Vì vậy việc hài hòa lợi ích cơ quan thuế và doanh nghiệp là bản lề của việc tìm ra phương án chung cho các bên nhưng phải tuân thủ theo quy định hiện hành, quy định thì đôi khi áp dụng thực tế chưa đủ trường hợp, thực tế là sửa đổi rất nhiều lần…………..Liên hệ với chúng tôi để được trao đổi chi tiết hơn cho tình huống của Công ty.

Scroll to Top