Vấn đề thường gặp về thuế nhà thầu

Vấn đề về thuế nhà thầu thoạt nghe thấy sao mà chắc khó, nhưng thực ra cũng chỉ nằm trong các loại thuế là GTGT, TNDN, chỉ khác là do đối tượng tính thuế và các trường hợp áp dụng khác so với trường hợp bình thường, cụ thể khác ở chỗ các đối tượng này không hình thành pháp nhân, công ty để có thể khai thuế mà đóng thuế một cách bình thường mà đóng thuế thông qua mã số thuế nhà thầu, có thể tự đóng thuế hoặc người trả tiền có trách nhiệm giữ lại thuế nhà thầu và thanh toán hộ.

Mọi người thường hỏi thuế nhà thầu khó ở điểm nào mà đọc qua lại sao thấy hơi lang mang, đúng là như vậy, cái khó của thuế nhà thầu là việc xác định trường hợp đó có phải tính thuế nhà thầu không? Và giá trị tính thuế nhà thầu là bao nhiêu? và các trường hợp tính thuế nhà thầu vô cũng phức tạp và nhiều tình huống. Vậy để khắc phục sự lang mang và không biết mình làm đúng hay không thì phải hiểu bản chất việc đánh thuế này. Đó là đánh thuế do có thu nhập ở Việt Nam, bên phía Việt Nam chi trả tiền, có một số trường hợp chi trả nhưng không phải trả thuế nhà thầu đó là các trường hợp không tiêu dùng tại Việt Nam hoặc khuyến khích xúc tiến thương mai, có lợi cho Việt Nam thì sẽ có chính sách miễn thuế, và điều khó thể hiểu theo bản chất đó là mục đích quản lý thuế, có nghĩa là cơ quan thuế trường hợp đó rủi ro cho việc quản lý thì quy định chịu thuế một cách cứng nhắc đó cũng là nhiệm vụ của cơ quan quản lý. Do vậy chúng ta không những nắm rõ bản chất mà còn phải đọc hết các quy định đê tuân thủ một cách giảm thiểu rủi ro.

Điều cần nắm bắt đầu tiên là cơ sở thường trú và trụ sở thường trú:

Theo định nghĩa về cơ sở thường trú và trụ sở thường trú ở Việt Nam theo thông tư 205/2013/TT-BTC:

1.2. Định nghĩa cơ sở thường trú

1.2.1. Theo quy định tại hiệp định, “Cơ sở thường trú” là một cơ cơ sở kinh doanh cố định của một doanh nghiệp, thông quá đó, doanh nghiệp thực hiện toàn bộ hay một phần hoạt động kinh doanh của mình.
Một doanh nghiệp của Nước kí kết được coi là có cơ sở thường trú tại Việt Nam nếu thỏa mãn cả 3 điều kiện sau:
a) Duy trì tại Việt Nam một “Cơ sở”, ví dụ như toàn nhà, một văn phòng hoặc một phần của tòa nhà hay văn phòng đó, một phương tiện hoặc thiết bị….

b) Cơ sở thường trú này phải cố định, có nghĩa là nó phải được thiết lập tại một địa điểm xác định hoặc được duy trì thường xuyên. Tính cố định của cơ sở kinh doanh không nhất thiết phụ thuộc vào việc cơ sở đó phải được gắn liền với một vị trí địa lý cụ thể trong một độ dài thời gian nhất định

c) Doanh nghiệp tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động của mình thông qua cơ sở này.

3.2. Đối với đối tượng không phải là cá nhân

Tùy theo quy định cụ thể tại mỗi hiệp định để xác định đối tượng không phải là cá nhân cư trú của Việt Nam. Tại các hiệp định thường quy định các tiêu thức sau:
a) Nếu đối tượng đó được thành lập và đăng kí hoạt động tại Việt Nam, nó được coi là đối tượng cư trú tại Việt Nam; hoặc
b) Nếu đối tượng đó có trụ sở chính tại Việt Nam, nó được coi là đối tượng cư trú của Việt Nam; hoặc
c) Nếu đối tượng đó có trụ sở điều hành thực tế tại Việt Nam thì đối tượng đó được coi là đối tượng cư trú của Việt Nam (trụ sở điều hành thực tế thường là nơi các cán bộ cao cấp hoặc ban lãnh đạo của doanh nghiệp tiến hành họp, xem xét, thảo luận và đưa ra các quyết định quản lý hoặc các quyết định về sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp hoặc nơi các sổ sách kế toán quan trọng nhất được lưu giữ); hoặc
d) Trường hợp đối tượng đó thành lập hoặc đăng ký tại cả hai nước hoặc có trụ sở chính, hoặc trụ sở điều hành thực tế tại cả hai nước thì nhà chức trách có thẩm quyền của Việt Nam và Nhà chức trách có thẩm quyền của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam sẽ xác định đối tượng đó chỉ là đối tượng cư trú của một trong hai nước thông qua thủ tục thỏa thuận song phương. Trường hợp hai Nước ký kết không đạt được thỏa thuận chung, đối tượng đó không được coi là đối tượng cư trú thuế của bất kỳ nước nào vì mục đích áp dụng Hiệp định.
Các quy định về đối tượng cư trú như trên được nêu tại Điều khoản Đối tượng cư trú (thường là Điều 4) của Hiệp định.

Có một điều mọi người luôn hỏi là liệu nhà thầu vào Việt Nam kinh doanh chọn phương pháp hỗn hợp thì phải làm số sách vậy có phải nộp báo cáo kiểm toán không?

Xét về tính chất báo cáo thì nên được kiểm toán để xác định số liệu đảm bảo chính xác, nhưng góc độ quy định hiện nay thì chưa có quy định bắt buộc đối tượng này phải kiểm toán, có thể vì rủi ro trong hồ sơ đối với các dự án này được kiểm soát chặt từ cơ quan thuế. Do đó đến thời điểm bây giờ chỉ khuyến khích kiểm toán chứ không bặt buộc.

Về phương pháp lựa chọn kê khai chúng tôi muôn chia sẽ về cách lựa chọn dựa vào sự tính toán ước tính số thuế phải nộp cho toàn dự án, đưa ra các phương án, phương án nào tốt nhất, có giá trị thuế nộp thấp nhất thì chọn.

Vấn đề bất cập hiện nay là lựa chọn các phương án theo thông tư là vậy nhưng khi làm việc với cơ quan thuế họ có thể không duyệt các phương án cho công ty ví dụ:

Nếu công ty chọn phương án nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp có lợi nhưng cơ quan thuế lập luận nếu thỏa mãn 2 điều kiện 1 và 2 sau thì phải kê khai khấu trừ không cần biết điều kiện thứ 3 và yêu cầu dự án phải theo.

1. Có cơ sở thường trú hay là cá nhân cư trú ở Việt Nam
2. Thời hạn kinh doanh ở Việt Nam theo hợp đồng nhà thầu hay hợp đồng nhà thầu phụ là từ 183 trở lên, tính từ ngày hợp đồng nhà thầu hay hợp nhà thầu phụ có hiệu lực.
3. Áp dụng chế độ kế toán Việt Nam, thực hiện đăng ký thuế và có mã số thuế từ cơ quan thuế.

Nội dung chính cần nắm:

Thuế GTGT

Trường hợp Nhà thầu nước ngoài ký hợp đồng với Nhà thầu phụ Việt Nam hoặc Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện nộp thuế theo phương pháp kê khai hoặc Nhà thầu phụ nước ngoài nộp thuế theo phương pháp hỗn hợp để giao bớt một phần giá trị công việc hoặc hạng mục cho nhà thầu phụ được quy định tại Hợp đồng nhà thầu ký với Bên Việt Nam và danh sách các Nhà thầu phụ Việt Nam, Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện phần công việc hoặc hạng mục tương ứng được liệt kê kèm theo Hợp đồng nhà thầu thì doanh thu tính thuế GTGT của Nhà thầu nước ngoài không bao gồm giá trị công việc do Nhà thầu phụ Việt Nam hoặc Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện (theo đoạn b.2, điểm 1, điều 12, thông tư 103/2014/TT-BTC)

Trường hợp Nhà thầu nước ngoài ký hợp đồng với Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện nộp thuế theo phương pháp trực tiếp thì Bên Việt Nam khai nộp thuế GTGT thay cho Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài theo tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu tương ứng với ngành kinh doanh mà Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài đó thực hiện theo hợp đồng thầu, hợp đồng thầu phụ. Nhà thầu phụ nước ngoài không phải khai nộp thuế GTGT trên phần giá trị công việc Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện theo quy định tại Hợp đồng nhà thầu phụ ký với Nhà thầu nước ngoài mà Bên Việt Nam đã khai
nộp thay (đoạn b.3, điểm 1, điều 12, thông tư 103/2014/TT-BTC).

Thuế TNDN

Trường hợp Nhà thầu nước ngoài ký hợp đồng với Nhà thầu phụ Việt Nam hoặc Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện nộp thuế theo phương pháp kê khai hoặc Nhà thầu phụ nước ngoài nộp thuế theo phương pháp hỗn hợp để giao bớt một phần giá trị công việc hoặc hạng mục được quy định tại Hợp đồng nhà thầu ký với Bên Việt Nam và danh sách các Nhà thầu phụ Việt Nam, Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện phần công việc hoặc hạng mục tương ứng được liệt kê kèm theo Hợp đồng nhà thầu thì doanh thu tính thuế TNDN của Nhà thầu nước ngoài không bao gồm giá trị công việc do Nhà thầu phụ Việt Nam hoặc
Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện (đoạn b.2, điểm 1, điều 13, thông tư 103/2014/TT-BTC)

Trường hợp Nhà thầu nước ngoài ký hợp đồng với Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện nộp thuế theo phương pháp trực tiếp thì Bên Việt Nam khai nộp thuế TNDN thay cho Nhà thầu nước ngoài, Nhà
thầu phụ nước ngoài theo tỷ lệ (%) thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế tương ứng với ngành kinh doanh mà Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài đó thực hiện theo hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ. Nhà thầu phụ nước ngoài không phải khai nộp thuế TNDN trên phần giá trị công việc Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện theo quy định tại hợp đồng nhà thầu phụ ký với Nhà thầu nước ngoài mà Bên Việt Nam đã khai nộp thay (đoạn b.3, điểm 1, điều 13, thông tư 103/2014/TT-BTC)

Công ty TNHH Công ty TTT (trụ sở tại Korean), công ty này có mở văn phòng đại diện tại Việt Nam. Chúng tôi xin hỏi, khi Công ty có thu nhập phát sinh từ Việt Nam do thực hiện việc cung cấp hàng hóa có đi kèm dịch vụ cho một Công ty Việt Nam, thì văn phòng đại diện của Công ty có thể nộp thuế nhà thầu thay công ty hay không?

Trả lời

Căn cứ khoản 3, Điều 20, Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế quy định chung về khai thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài.

“Điều 20. Khai thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài.
1. Khai thuế đối với trường hợp nộp thuế GTGT tính trực tiếp trên GTGT, nộp thuế TNDN theo tỷ lệ % tính trên doanh thu

a. Khai thuế đối với trường hợp nộp thuế GTGT tính trực tiếp trên GTGT, nộp thuế TNDN theo tỷ lệ % tính trên doanh thu là loại khai theo lần phát sinh thanh toán tiền cho nhà thầu nước ngoài và khai quyết toán khi kết thúc hợp đồng nhà thầu.

Trường hợp bên Việt Nam thanh toán cho Nhà thầu nước ngoài nhiều lần trong tháng thì có thể đăng ký khai thuế theo tháng thay cho việc khai theo từng lần phát sinh thanh toán tiền cho Nhà thầu nước ngoài.

Bên Việt Nam ký hợp đồng với Nhà thầu nước ngoài khấu trừ và nộp thuế thay cho Nhà thầu nước ngoài và nộp hồ sơ khai thuế, hồ sơ khai quyết toán thuế cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của bên Việt Nam.

b. Khai thuế đối với hoạt động kinh doanh và các loại thu nhập khác

b.1) Hồ sơ khai thuế:

  • Tờ khai thuế theo mẫu số 01/NTNN ban hành kèm theo Thông tư này;
  • Bản chụp hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ có xác nhận của người nộp thuế (đối với lần khai thuế đầu tiên của hợp đồng nhà thầu);
  • Bản chụp giấy phép kinh doanh hoặc giấy phép hành nghề có xác nhận của người nộp thuế…”.

Căn cứ khoản 2, Điều 4, Thông tư số 103/2014/TT-BTC ngày 06/08/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam hướng dẫn về người nộp thuế nhà thầu:

Điều 4 người nộp thuế

2. Tổ chức được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam, tổ chức đăng ký hoạt động theo pháp luật Việt Nam, tổ chức khác và cá nhân sản xuất kinh doanh: mua dịch vụ, dịch vụ gắn với hàng hóa hoặc trả thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng nhà thầu hoặc hợp đồng nhà thầu phụ; mua hàng hóa theo hình thức xuất nhập khẩu tại cho hoặc theo các điều khoản thương mại quốc tế (Incoterms); thực hiện phân phối hàng hóa, cung cấp dịch vụ thay cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi chung là Bên Việt Nam) bao gồm:…

…Người nộp thuế theo hướng dẫn tại khoản 2, Điều 4, Chương I có trách nhiệm khấu trừ số thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp hướng dẫn tại Mục 3, Chương II trước khi thanh toán cho Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài”.
Căn cứ vào các quy định nêu trên, Công ty TTT (Korean) có thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng, thỏa thuận với doanh nghiệp Việt Nam, Công ty TTT không đăng ký nộp thuế tại Việt Nam thì bên mua hàng Việt Nam có trách nhiệm khấu trừ, kê khai, nộp thay thuế Nhà thầu nước ngoài (thuế GTGT và thuế TNDN) trước khi thanh toán cho Công ty TTT, VPĐD TTT không được nộp thay thuế nhà thầu cho Công ty TTT.

Thời hạn đăng kí mã số thuế/hợp đồng thuế nhà thầu là khi nào?
Trả lời
Thời hạn là trong vòng 20 ngày kể từ ngày kí hợp đồng.

Thuế nhà thầu khi phát sinh hoạt động bảo hành và giao dịch với bên thứ 3 độc lập

  • Công ty A (ở Hàn Quốc) bán máy móc/hàng hóa cho công ty B (ở Việt Nam): Công ty A kí hợp đồng với công ty B mà không có bất kì dịch vụ nào đi kèm.
  • Công ty B (ở Việt Nam) kí hợp đồng với công ty C (ở Việt Nam) để thực hiện dịch vụ lắp đặt cho máy móc ở trên.
  • Ở trên là hai hợp đồng khác nhau và không có quan hệ gì giữa hai hợp đồng. Câu hỏi là: Công ty A có phải nộp thuế nhà thầu hay không?

Nếu hợp đồng dịch vụ là dịch vụ bảo hành thì có phát sinh thuế nhà thầu hay không?

Trả lời

Công ty A chỉ cung cấp hàng hóa mà không có bất kì dịch vụ đi kèm nào. Do đó, nó là các giao dịch bán hàng hóa thông thường nên công ty A không phải nộp thuế nhà thầu.
Theo thông tư 103/2014/TT-BTC cũng xác nhận rằng cho dù hợp đồng có đề cập đến điều khoản bảo hành nhưng cuối cùng nó không có hoạt động bảo hành nào sảy ra ở Việt Nam thì nó cũng không phải là đối tượng nộp thuế nhà thầu. (không có điều khoản cụ thể)

Công ty chúng tôi mua hàng của một công ty A là đối tượng cư trú tại Hàn Quốc, tuy nhiên Công ty A lại chỉ định cho 1 công ty B tại Việt Nam (B là đối tượng cư trú tại Việt Nam) tiến hành giao hàng cho công ty chúng tôi theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ. Như vậy, trong trường hợp này có được áp dụng hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Hàn Quốc cho khoản thuế nhà thầu của Công ty A phải nộp hay không?

Trả lời

Tại Công văn số 1939/TCT-HTQT ngày 12/06/2013 của Tổng Cục Thuế có hướng dẫn:

Việc doanh nghiệp nước ngoài thuê một doanh nghiệp Việt nam sau khi thực hiện gia công tại Việt Nam thay mặt doanh nghiệp nước ngoài giao/vận chuyển hàng hóa đó cho một doanh nghiệp khác cũng tại Việt Nam; hoặc doanh nghiệp nước ngoài mua hàng hóa từ doanh nghiệp tại Việt Nam và bán lại cho các doanh nghiệp độc lập khác tại Việt Nam theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ, trong đó, doanh nghiệp Việt Nam (doanh nghiệp đã bán hàng cho doanh nghiệp nước ngoài) thay mặt doanh nghiệp nước ngoài tiến hành các hoạt động như: làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ, giao hàng theo chỉ định của doanh nghiệp nước ngoài, lưu kho hàng hóa tại Việt Nam trong thời gian chưa giao được hàng hóa, nhập lại kho hàng hóa trong trường hợp hàng hóa không đảm bảo chất lượng được coi là doanh nghiệp nước ngoài đã tiến hành sản xuất/kinh doanh tại Việt Nam qua một cơ sở cố định (là doanh nghiệp nhận gia công hoặc doanh nghiệp bán hàng.

Do đó, theo quy định tại Khoản 1, Điều 5 của Hiệp định thuế nêu trên, doanh nghiệp nước ngoài được coi là có một cơ sở thường trú tại Việt Nam.

“…doanh nghiệp nước ngoài được coi là có cơ sở thường trú tại Việt Nam. Do đó, doanh nghiệp nước

ngoài có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) tại Việt Nam đối với thu nhập thu được từ việc thực hiện hợp đồng gia công hoặc hợp đồng mua-bán hàng hóa tại Việt Nam theo hình thức xuất-nhập khẩu tại chỗ trên phần lợi tức phân bổ cho cơ sở thường trú ở Việt Nam theo quy định tại Khoản 1, Điều 7 của Hiệp định thuế nêu trên.”

Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp Công ty mua hàng hóa của tổ chức nước ngoài là đối tượng cư trú của Hàn Quốc và tổ chức nước ngoài này chỉ định một doanh nghiệp khác ở Việt Nam giao hàng cho Công ty theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ, thì tổ chức nước ngoài được xem là có cơ sở thường trú tại Việt Nam nên không thuộc đối tượng được miễn thuế nhà thầu theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Hàn Quốc theo quy định nêu trên.

Còn có một số trường hợp nhỏ về chuyên môn thì cũng có thể bị chịu thuế nhà thầu nhưng giá trị nhỏ đôi khi cũng không phải suy nghĩ nhiều, chọn giải pháp cũng như lý luận an toàn thì có thể chấp nhận được đó là: một số hợp đồng xây dựng hoặc tư vấn có chuyên gia cử sang ở làm việc thì tiền thuê khách sạn, ăn uống… thậm chí tiền lương của họ cũng phải tính thuế TNCN, có những hợp đồng miễn phí dịch vụ, hỗ trợ nhiều thứ khác không rõ ràng nhưng đã có thu nhập phát sinh ở Việt Nam thì phải chịu thuế nhà thầu cũng như thuế TNCN các chuyên gia. Dó đó tùy vào tính huống mà có thể chọn phương án an toàn để không phải phạt liên quan đến việc truy thu này.
“Thuế nhà thầu đối với dịch vụ cung cấp ở ngoài Việt Nam

Trả lời công văn …/2019/CV-DSE đề ngày 26/12/2019 của Công ty TNHH DSE Logistics Việt Nam (sau đây gọi là Công ty) hỏi về chính sách thuế nhà thầu đối với chặng vận chuyển nước ngoài, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến về nguyên tắc như sau:

– Căn cứ Thông tư số 103/2014/TT-BTC ngày 06/8/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại việt nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam:

+ Tại Điều 1 quy định đối tượng áp dụng;
”Hướng dẫn tại Thông tư này áp dụng đối với các đối tượng sau (trừ trường hợp nêu tại Điều 2 Chương I):
1. Tổ chức nước ngoài kinh doanh có cơ sở thường trú tại Việt Nam hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam; cá nhân nước ngoài kinh doanh là đối tượng cư trú tại Việt Nam hoặc không là đối tượng cư trú tại Việt Nam (sau đây gọi chung là Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài) kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng, thỏa thuận, hoặc cam kết giữa Nhà thầu nước ngoài với tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc giữa Nhà thầu nước ngoài với Nhà thầu phụ nước ngoài để thực hiện một phần công việc của Hợp đồng nhà thầu… ”
+ Tại khoản 3 Điều 2 quy định đối tượng không áp dụng:
3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài có thu nhập từ dịch vụ được cung cấp và tiêu dùng ngoài Việt Nam.
Ví dụ 4:
Công ty H của Hongkong cung cấp dịch vụ thu xếp hàng hóa tại cảng ở Hongkong cho đội tàu vận tải quốc tế của Công ty A ở Việt Nam. Công ty A phải trả cho Công ty H phí dịch vụ thu xếp hàng hóa tại cảng ở Hongkong.

Trong trường hợp này, dịch vụ thu xếp hàng hóa tại cảng Hongkong là dịch vụ được cung cấp và tiêu dùng tại Hongkong nên không thuộc đối tượng chịu thuế tại Việt Nam.

Căn cứ các quy định trên, trường hợp Công ty thuê doanh nghiệp D nước ngoài thực hiện vận chuyển hàng tại Mỹ thì thu nhập từ dịch vụ được cung cấp và tiêu dùng ngoài Việt Nam không thuộc đối tượng chịu thuế nhà thầu theo quy định tại Điều 2 Thông tư số 103/2014/TT-BTC.

Giải pháp

Thuế nhà thầu khó nhất ở chỗ là Công ty luôn tìm cách trách né các trường hợp quy định để có những giao dịch có lợi về thuế khi phát sinh thu nhập ở các nơi tại Việt Nam, nhưng đôi khi có những quy định cứng nhắc đáng lẽ công ty xử lý khéo có thể không phải chịu thuế, Vì vậy việc xác định ra tình huống tốt nhất để ngăn chặn rủi ro có thể xảy ra trước khi nó xảy ra là điều nên làm, Liên hệ với chúng tôi để được trao đổi chi tiết hơn cho tình huống của Công ty.

Vấn đề cơ sở thường trú là vấn đề cần để nắm bắt để có thể xác định liệu trường hợp này có hay không có phát sinh thuế nhà thầu trước khi đi vào chi tiết tính toán và kê khai, nên vấn đề hiểu về cơ sở thường trú định hướng được công việc và không ảnh hưởng nhiều đến công việc làm có liên quan.

Scroll to Top